Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên mới ra trường

Hàng năm, thị trường lao động chào đón hàng ngàn tân cử nhân, kỹ sư mới ra trường. Mang theo cả bầu nhiệt huyết và năng động của tuổi trẻ họ bắt đầu hành trình tìm kiếm cho mình một môi trường để thử thách và khẳng định năng lực của bản thân. Thiếu kinh nghiệm, yếu về kỹ năng, chưa cọ xát thực tiễn là một trong những rào cản lớn nhất mà hầu hết các tân cử nhân gặp phải trong quá trình tìm việc. Tuy nhiên lợi thế của sinh viên mới ra trường là họ ham học hỏi, có tinh thần cầu tiến và lĩnh hội nhanh công việc được giao. Sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm cũng là những yếu tố mà doanh nghiệp hiện nay đang rất cần trong quá trình cạnh tranh và hội nhập. Với tình hình thi trường lao động đang có nhu cầu cao như hiện nay , cộng với cái nhìn thoáng hơn từ phía các doanh nghiệp những “ lính mới này “ hoàn toàn có thể “chọc thủng” những phòng tuyến trên nếu họ biết cách đi dúng hướng. 1001vieclam .com xin chia sẽ một số kinh nghiệm và lời khuyên giúp cho quá trình tìm việc của bạn hiệu quả hơn.

Xác định mục tiêu nghề nghiệp:

Hãy lập những danh sách các công việc phù hợp với trình độ và khả năng của mình. Xác định với chuyên ngành, kinh nghiệm của mình bạn có thể làm được những công việc gì, bắt đầu tự vị trí nào? khoanh vùng kiến thức chuyên môn và mở rộng ra các lĩnh vực ngành nghề có thể được. Từ đó bạn có thể tiến tới việc lập biểu đồ tìm việc cho mình

Ví dụ bạn tốt nghiệp báo chí nhưng bạn có thể khời đầu bắng công việc biên tập hay PR…

Tiếp cận các kênh thông tin việc làm

Các website tuyển dụng trực tuyến: hiện nay đây là một trong những kênh thông tin tuyển dụng hiệu quả và tiện dụng nhất đối vởi cả ứng viên và nhà tuyển dụng.

Bạn có thể dễ dàng đăng ký một tài khoản và giới thiệu rộng rãi hồ sơ của mình đến các nhà tuyển dụng. Trên hầu hết các website trực tuyến hiện nay đều có mục” Mới thực tập/ tốt nghiệp” dành cho sinh viên mới ra trường.

Tìm trên trang web các công ty : Nhiều doanh nghiệp đăng các vị trí cần tuyển trực tiếp trên website của công ty. Đây là một kênh quý báu giúp bạn tìm được vị trí đang cần tuyển tại các doanh nghiệp một cách nhanh chóng.

Trang tuyển dụng trên báo chí: Đây cũng là một kênh khá phổ biến, bạn có thể chắt lọc các thông tin tuyển dụng phù hợp và nộp hồ sơ trực tiếp đến phòng nhân sự của nhà tuyển dụng

Tham gia các ngày hội việc làm: Ngày hội việc làm là một trong những cơ hội quý báu giúp bạn gặp gỡ trực tiếp với nhiều nhà tuyển dụng. Ngày hội việc làm thường được tổ chức tại nhiều thành phố lớn. Tại TP HCM, hàng năm các công ty thường tham gia ngày hội việc làm do các trường danh tiếng như Đại học Bách Khoa, Đại học Kinh Tế tổ chức.

Tận dụng các mối quan hệ: Hãy nói chuyện với bạn bè, người thân, thầy cô giáo hoặc các anh chị niên khóa trước rằng bạn đang cần tìm kiếm một cơ hội việc làm, đồng thời thông qua đó có thể họ sẽ cho bạn lời khuyên là bạn nên chọn công việc như thế nào cho thích hợp. Biết đâu bạn may mắn trở thành người mà công ty khách hàng hay công ty họ cần.

Chuẩn bị hồ sơ xin việc

Phong cách trình bày chuyên nghiệp: rõ ràng, đủ thông tin nhưng không quá dài dòng, không có lỗi đánh máy và chính tả.

Tận dụng bất cứ kinh nghiệm nào mình có được trong quá trình đi học (VD: kinh nghiệm thực tập, làm part-time, hoạt động cộng đồng, công tác từ thiện...)

Nhấn mạnh năng lực của bản thân: rõ ràng khi còn thiếu kinh nghiệm thì chuyên môn và năng lực làm việc sẽ là yếu tố chính để ghi điểm trước nhà tuyển dụng.

Bạn cũng có thể nêu các kỹ năng mềm (soft skills) để nhà tuyển dụng hiểu vì sao cần chọn mình. Nếu bạn có thành tích học tập xuất sắc thì cũng đừng quên ghi vào. Tuy nhiên, nên nói đúng sự thực và đừng phô trương quá mức.

Thể hiện lòng nhiệt tình và sự sẵn sàng học hỏi (không chỉ là học hỏi chuyên môn, kỹ năng làm việc mà còn học cách hợp tác, hòa nhập với văn hóa doanh nghiệp...)

Trang bị những kiến thức cần thiết cho các cuộc phỏng vấn

Tham khảo các thông tin, chuyên mục phóng vấn trên các trang cẩm nang nghề nghiệp.

Tìm hiểu khái quát vể lĩnh vực, ngành nghề hoạt động của công ty và các kiến thức cần thiết cho công việc ở vị trí mà bạn được mời phỏng vấn.

Bạn có thể biên soạn trước những câu trả lời mà nhà tuyển dụng thường hỏi ví dụ : Bạn có thể giới thiệu về bản thân? hay ưu nhược điểm của bạn là gì… Luôn bình tĩnh và tự tin, trả lời thật cụ thể, rõ ràng và chân thật những câu hỏi của NTD chứ không phải quanh co và thiên về trình bày lý thuyết là điều mà bạn trẻ cần quan tâm khi trả lời phỏng vấn

Chẩn bị trước những câu hỏi cần thiết dành cho nhà tuyển dụng. Rất nhiều ứng viên sai lầm khi cho rằng chỉ có nhà tuyển dụng mới có quyền được hỏi trong các cuộc phỏng vấn. Bạn hãy biến cuộc phỏng vấn thành một cuộc trao đổi nghề nghiệp bằng cách manh mạnh dạn nêu lên các câu hỏi và quan điểm của mình về vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển

Thể hiên phong thái chuyên nghiêp qua cách ứng xử, đúng giờ giấc và trang phục có văn hóa cũng là một cách để ghi điểm với nhà tuyển dụng khi tham dự phỏng vấn

Kiên trì và biết nắm bắt cơ hội

Với những người mới ra trường không nên coi tiền lương là tiêu chí đầu tiên để tìm việc. Bạn có thể chấp nhận một mức lương thấp hơn so với bạn bè nhưng đổi lại bạn được làm việc thực sự và công việc mới trong tương lai sẽ không phải là một thách thức với vốn kinh nghiệm mà bạn đã có từ công việc đầu tiên này.

Tìm kiếm việc làm luôn là một công việc khó khăn, và sẽ có không ít lần khiến bạn thất vọng. Vì vậy, một khi đã đi tìm việc, bạn nên học cách “sống chung” với việc bị từ chối. Hãy luôn kiên trì, nhẫn nại và đừng bỏ qua bất cứ cơ hội nào mà bạn có thể với tới được.

1001vieclam.com